ITT – Giáo dục Việt Nam có những bước tiến rõ rệt dạo gần đây với một loạt các quyết định thay đổi: giảm bớt các kỳ thi, các bài kiểm tra định kỳ đồng thời bỏ qua việc cho điểm học sinh mà chỉ ghi lời nhận xét. Tuy đã có những thay đổi tích cực song giáo dục Việt Nam vẫn cần phải học hỏi những nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới.
- Giáo dục ở Phần Lan
- Công bằng và miễn phí: Giáo dục Phần Lan xem công bằng là một trong những điều quan trọng nhất, không phân biệt giàu hay nghèo, thành thị hay nông thôn, tất cả đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.
- Không áp lực thi cử: Giáo dục Phần Lan cũng không có các cuộc thi sát hạch nhằm phân loại học sinh, giúp nhà trường trở thành môi trường thân thiện.
- Giáo dục ở Nhật Bản
- Đạo đức là cốt lõi: Nhật Bản trở thành một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới nhờ thực hiện tiêu chí “con người bằng đạo đức”, đề cao tính tự lập và tinh thần kỷ luật.
- Tư duy tự lập: Giáo dục Nhật Bản cũng hướng đến tính tự lập cho học sinh để có thể hòa nhập trong môi trường hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức, cổ vũ học sinh đứng từ các góc độ cách nhìn khác nhau để đánh giá nhận xét vấn đề.
- Giáo dục ở Mỹ
Giáo dục Mỹ hướng con người đến tự do, có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày, nếu bó buộc học sinh sẽ làm mất tính sáng tạo của trẻ. Các chương trình học tại các trường ở Mỹ rất giàu tính trải nghiệm, kích thích sự phát hiện, khuyến khích trẻ đưa ra tất cả suy nghĩ “xoay quanh một câu hỏi”.
- Giáo dục ở Đức
- Bình đẳng: Một trong những đặc tính của giáo dục Đức là tính bình đẳng giữa các học sinh, trong lớp học không có lớp trưởng, lớp phó hay tổ trưởng, tổ phó, mà chỉ có “phát ngôn viên” để chuyển thông điệp của thầy cô đến học sinh và ngược lại.
- Chú trọng trải nghiệm thực tế: Đức đã xây dựng một chương trình giáo dục và đào tạo nghề nghiệp toàn quốc. Đây là một chương trình phối hợp giữa chính phủ và giới doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để đào tạo nguồn lực cần thiết cho xã hội.
- Giáo dục ở Pháp
Ở Pháp, khi học phổ thông các học sinh đã biết mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp. Giáo dục Pháp có đến ba loại bằng tốt nghiệp phổ thông khác nhau với những ứng dụng khác nhau. Đầu tiên là BAC General dành cho những học sinh có học lực khá giỏi muốn theo đuổi chương trình đại học hay cao học trong tương lai. Theo đó, các em có thể chọn học khối ngành tự nhiên (BAC Science), khối ngành kinh tế xã hội (BAC Economic Social), hoặc khối ngành văn học (BAC Literature). Đó là lý do vì sao Pháp nằm trong nhóm những nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới.