fbpx

Phương pháp học trực tuyến không thể tiếp cận học sinh vùng khó

Phương pháp học trực tuyến không thể tiếp cận học sinh vùng khó

ITT – Nhiều tỉnh miền núi khó khăn như Điện Biên, Quảng Nam, Đăk Lăk… có số lượng học sinh THPT theo học được với phương pháp học trực tuyến chỉ đạt khoảng 70% do không có mạng Internet, học sinh phải tự học.

Việc triển khai dạy học qua mạng Internet, trên truyền hình, đáp ứng mục tiêu “tạm dừng đến trường, không dừng học” của Bộ GD&ĐT là một giải pháp tình thế trong tình hình dịch Covid-19. Tuy nhiên, phương pháp học trực tuyến thì bậc đại học đã được tiếp cận nhiều nhưng với bậc phổ thông đây là việc mới nên cũng gặp không ít khó khăn.

Nhiều bản làng chưa có mạng Internet

Tại hội nghị, ông Cù Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên cho biết, đến nay đã có khoảng 73% học sinh bậc THPT được học từ xa, qua mạng Internet, trên truyền hình hoặc giao bài tập trực tiếp. Theo đây là nỗ lực rất lớn, bởi Điện Biên là tỉnh miền núi với 40% hộ nghèo, rất nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa chưa có mạng Internet, sóng điện thoại tới nơi.

Để triển khai được việc dạy học từ xa, ngành giáo dục Điện Biên đã tổ chức rà soát tới từng học sinh để nắm được khả năng tiếp cận việc học của các em, với những trường hợp học sinh không thể học qua mạng Internet hay truyền hình, các trường học sẽ phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để chuyển tải nội dung, phát phiếu học tập trực tiếp đến các em.

Mới có 70% học sinh THPT vùng thuận lợi học trực tuyến

Là tỉnh có nhiều địa bàn khó khăn, song thời điểm này 100% các trường học thuộc tỉnh Quảng Nam đã triển khai phương pháp học trực tuyến. Tuy nhiên, theo ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam, tùy vào vùng miền mà việc học trực tuyến đạt hiệu quả khác nhau. Tại các địa bàn thuận lợi, số học sinh tham gia học trực tuyến bình quân đạt trên 80%.

Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cho rằng, học trực tuyến hiệu quả ở mức độ nào là do nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh. Vẫn biết là còn khó khăn nhưng nếu nhìn khó khăn mà nhận xét dạy học trực tuyến không hiệu quả là không công bằng.

Intertu Education
.
.
.