fbpx

Hệ thống giáo dục Việt Nam nằm ở top 10 nào?

Hệ thống giáo dục Việt Nam nằm ở top 10 nào?

ITT – Tại buổi toạ đàm “Giáo dục trong bối cảnh công nghệ số” được tổ chức vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng thông báo kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam. Hệ thống giáo dục Việt Nam nằm ở top 10 nào?

 Báo cáo dẫn số liệu khoảng 331 triệu trẻ em ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương đang ở độ tuổi đến trường, chiếm khoảng 1/4 thế giới. 40% trong số này đang theo học trong các trường thuộc các hệ thống giáo dục có thành tích học tập cao hơn mức trung bình của OECD, gồm cả các nước có thu nhập trung bình như Trung Quốc và Việt Nam.

Báo cáo cũng nhấn mạnh, kết quả học tập của học sinh không nhất thiết phải tỉ lệ thuận với mức thu nhập của quốc gia đó. Ví dụ, ở độ tuổi lên 10, một học sinh Việt Nam trung bình có thành tích học tập tốt hơn hầu hết các học sinh tốp đầu của Ấn Độ, Peru và Ethiopia…

Theo WB, hệ thống giáo dục Việt Nam và Trung Quốc được đánh giá là “đặc biệt đáng khích lệ” trong bối cảnh các quốc gia này có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn và thiếu nguồn lực cho giáo dục so với các nước khác.

Kể từ khi Việt Nam tham gia các chương trình đánh giá quốc tế đã được chuẩn hóa và đạt được kết quả cao, đã có nhiều tranh cãi về chỉ số xếp hạng. Được hỏi lại nhân những thắc mắc thực sự hệ thống giáo dục Việt Nam ở top 10 nào, ông Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhìn nhận hệ thống giáo dục Việt Nam đạt được nhiều thành tựu hơn trước (trong khi giáo dục đại học còn nhiều vấn đề).

Tuy nhiên, không thể dựa vào bảng xếp hạng này để đánh giá hệ thống giáo dục. Bên cạnh những việc đã làm được, còn những mảng tối, đòi hỏi phải cùng nhau bóc tách để tìm giải pháp như các đề án “nghìn tỉ” có nhiều điều tiếng thời gian qua. Giải pháp không thể cứ rút kinh nghiệm, xin thêm kinh phí, hay kéo dài thời hạn.

Intertu Education