fbpx

Thực trạng khủng hoảng giấc ngủ ở học sinh

Thực trạng khủng hoảng giấc ngủ ở học sinh

ITT – Mới đây, Tiến sĩ Giáo dục Kevin Mattingly – Giám đốc Học thuật của trường Riverdale (New York, Mỹ) đã nói về thực trạng khủng hoảng giấc ngủ ở học sinh trong một sự kiện diễn ra tại Hà Nội.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), số lượng thời gian con người cần ngủ thay đổi tùy vào độ tuổi, nhưng cứ 3 người Mỹ trưởng thành sẽ có một người không ngủ đủ tối thiểu 7 giờ/ngày.

Theo đó, trẻ em từ 6-12 tuổi cần ngủ 9-12 tiếng một ngày, trẻ trong độ tuổi từ 13-18 tuổi cần ngủ 8-10 tiếng một ngày, từ 18 tuổi trở lên cần ngủ ít nhất 7 tiếng một ngày.

Được biết, vấn đề học sinh không ngủ đủ giấc xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Theo kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục Hàn Quốc công bố, trong 765 trường trung học trên cả nước có hơn 82.000 học sinh đang trong tình trạng thiếu ngủ trầm trọng.

Ở độ tuổi còn quá nhỏ, ảnh hưởng từ quá trình lão hóa không để lại dấu hiệu nghiêm trọng, nhưng khủng hoảng giấc ngủ sẽ mang nhiều khả năng dẫn đến nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến tuổi già sớm hơn bình thường, chẳng hạn như trí nhớ bị giảm đi một nửa và thiếu tập trung.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu ngủ trầm trọng là áp lực học tập. Lượng kiến thức khổng lồ, các bài tập, bài học quá nhiều, các kỳ thi dồn dập để có thể giải quyết được thì thường mất nhiều thời gian.

Ông Kevin nói thêm: “Để học tập mỗi ngày hiệu quả và không phải thức khuya dậy quá sớm, việc quản lý thời gian rất quan trọng. Học sinh phải tập thể dục, ăn uống đủ chất và dành thời gian tham gia hoạt động xã hội. Có như vậy thì mới mong tránh được tình trạng khủng hoảng giấc ngủ.”

Intertu Education